Câu 1: T ài sản cơ sở của hợp đồng tuơng lai trái phiếu Chính phủ 5 năm là gì?
Trả lời: Tài sản cơ sở của hợp đồng tuơng lai trái phiếu Chính phủ là một trái phiếu giả định, có các đặc điểm tương tự một trái phiếu Chính phủ về mệnh giá, lãi suất danh nghĩa và kỳ hạn được xác định căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường trái phiếu Chính phủ giao ngay.
- Kỳ hạn: 5 năm
- Mệnh giá: 100.000 đồng, trùng với mệnh giá của trái phiếu trên thị trường giao ngay.
- Lãi suất danh nghĩa: 5%/năm
Câu 2: Vì sao lựa chọn kỳ hạn 5 năm cho hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ?
Trả lời: Việc xác định kỳ hạn của trái phiếu giả định là 5 năm được dựa trên tính thanh khoản cũng như tỷ trọng của loại kỳ hạn này trong cơ cấu kỳ hạn phát hành trên thị trường giao ngay. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK), trái phiếu Chính phủ 5 năm do Kho bạc Nhà nước phát hành được phát hành nhiều nhất trên thị trường sơ cấp và có thanh khoản tốt trên thị trường thứ cấp, vì vậy SGDCK đã sử dụng trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm làm tài sản cơ sở cho
Hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ.
Câu 3: Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ có những tháng đáo hạn như thế nào?
Trả lời: Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ có 3 tháng đáo hạn gần theo chu kỳ quý gần nhất với các tháng theo chu kỳ quý là các tháng 3,6,9,12 và tại một thời điểm, SGDCK niêm yết Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ có các tháng đáo hạn là 3 tháng gần nhất.
Ví dụ: Vào thời điểm tháng 2, SGDCK niêm yết Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ đáo hạn vào các tháng 3,6,9.
Câu 4: Lãi suất danh nghĩa của Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ có thường được điều chỉnh theo thực tế thị trường không?
Trả lời: Không. Ví dụ tại thị trường Nhật Bản, lãi suất coupon hiện tại khoảng 0,5%/năm trong khi lãi suất danh nghĩa của Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 10 năm là 6%. Hệ số chuyển đổi đã đảm bảo xử lý sự khác biệt giữa lãi suất coupon trên thị trường và lãi suất danh nghĩa của trái phiếu giả định làm tài sản cơ sở cho HĐTL. Từ ngày niêm yết đầu tiên
19/10/1985 đến nay, lãi suất danh nghĩa của trái phiếu giả định làm tài sản cơ sở cho HĐTL trái phiếu chính phủ 10 năm
tại Nhật Bản vẫn giữ ổn định là 6%, và đã hình thành tập quán giao dịch trên thị trường, do đó, sự thay đổi có thể ảnh
hưởng đến thói quen và hệ thống kỹ thuật của thành viên.
Câu 5: Quy mô hợp đồng tương lai trên trái phiếu Chính phủ là bao nhiêu?
Trả lời: Quy mô hợp đồng tuơng lai trái phiếu Chính phủ được xác định như sau:
Quy mô hợp đồng = Mệnh giá của tài sản cơ sở x Hệ số nhân hợp đồng
SGDCK xác định hệ số nhân hợp đồng tùy theo từng mẫu hợp đồng. Hiện tại, hệ số nhân hợp đồng là 10.000, quy mô hợp đồng là 1 tỷ đồng.
Câu 6: Khối lượng giao dịch Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tối thiểu là bao nhiêu?
Trả lời: Khối lượng giao dịch Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tối thiểu là 1 hợp đồng, tương đương 1 tỷ đồng giá trị danh nghĩa. Như vậy, nhà đầu tư có thể đặt các lệnh giao dịch với khối lượng là 1, 2, 3…. hợp đồng.
Câu 7: Phương thức thực hiện thanh toán cho Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì?
Trả lời: Phương thức thực hiện thanh toán cho Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 5 năm là chuyển giao vật chất
(physical delivery) với ngày thanh toán cuối cùng là ngày làm việc thứ ba (03) sau ngày giao dịch cuối cùng.
Người bán lựa chọn và quyết định chuyển giao trái phiếu trong rổ trái phiếu giao hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu cho người mua. Đổi lại, người mua thanh toán tiền khi nhận được trái phiếu tại ngày thanh toán cuối cùng. Tất cả các nghiệp vụ thanh toán này đều được thực hiện thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (TTLKCKVN) với tư cách là người mua đối với tất cả các người bán, đồng thời là người bán đối với tất cả các người mua hợp đồng.
Các quy định cụ thể về hoạt động ký quỹ, bù trừ, thanh toán Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được quy định
cụ thể tại Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh do TTLKCKVN ban hành kèm theo Quyết định số
96/QĐ-TTLKCK ngày 23/3/2017 và sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 87/QĐ-VSD ngày 19/7/2018.
Câu 8: Nếu không có đúng trái phiếu để giao thì tôi có được phép dùng trái phiếu khác không?
Không. Trái phiếu dùng để giao phải là một trong các trái phiếu đủ điều kiện trong rổ trái phiếu giao hàng do SGDCK
quy định.
Câu 9: Rổ trái phiếu chuyển giao có các đặc điểm như thế nào?
Trả lời: Rổ trái phiếu chuyển giao bao gồm các trái phiếu đủ điều kiện để giao hàng, cụ thể:
- Là trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành;
- Có kỳ hạn còn lại tính tại ngày thanh toán cuối cùng từ 3 năm đến 7 năm;
- Có giá trị niêm yết tối thiểu là 2.000 tỷ đồng;
- Thanh toán lãi định kỳ 12 tháng/ lần, thanh toán gốc 1 lần khi đáo hạn.
SGDCK sẽ thực hiện công bố danh sách trái phiếu đủ điều kiện chuyển giao là ba (03) ngày giao dịch trước ngày giao dịch đầu tiên của hợp đồng. Trong suốt thời gian niêm yết của hợp đồng, SGDCK sẽ liên tục cập nhật danh sách trái phiếu trong rổ trái phiếu chuyển giao và chốt rổ ba mươi (30) ngày trước ngày giao dịch cuối cùng của mã hợp đồng.Trường hợp ngày này rơi vào ngày nghỉ, ngày chốt danh sách sẽ là ngày giao dịch liền trước. Danh sách trái phiếu đủ điều kiện chuyển giao sẽ được cập nhật đến ngày chốt danh sách.Tương ứng với mỗi trái phiếu đủ điều kiện để chuyển giao sẽ có hệ số
chuyển đổi của từng trái phiếu đó.
Ví dụ: Giả sử không có ngày nghỉ bất thường (chỉ có nghỉ giao dịch vào thứ 7 và chủ nhật), hiện tại là 15/5/2018, SGDCK ra mắt sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ và thực niêm yết 3 mã Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ đáo hạn vào tháng 6,9,12/2018 với các mã hợp đồng tương ứng là VGB5F1806, VGB5F1809 và VGB5F1812, đồng thời công bố rổ trái phiếu chuyển giao cho ba (03) hợp đồng trên vào ngày 10/5/2018. Ngày chốt rổ cho các mã hợp
đồng trên như sau:
Mã HĐTL TPCP | Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày thanh toán cuối cùng | Ngày chốt rổ trái phiếu chuyển giao |
VGB5F1806 | 15/06/2018 | 18/06/2018 | 16/05/2018 |
VGB5F1809 | 14/09/2018 | 19/09/2018 | 15/08/2018 |
VGB5F1812 | 14/12/2018 | 19/12/2018 | 14/11/2018 |
Câu 10: Hệ số chuyển đổi có thay đổi trong thời gian niêm yết hợp đồng không?
Trả lời: Không. Hệ số chuyển đổi của từng trái phiếu trong rổ trái phiếu chuyển giao sẽ được cố định trong suốt thời gian niêm yết hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
Câu 11: T rái phiếu rẻ nhất là gì?
Trả lời: Thông thường, người bán sẽ lựa chọn trái phiếu rẻ nhất (cheapest-to-deliver bond - CTD) trong rổ trái phiếu giao hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trái phiếu cho người mua. Trái phiếu rẻ nhất (CTD) là trái phiếu có chi phí giao hàng rẻ nhất so với các mã còn lại trong rổ tại thời điểm tính toán hay là trái phiếu đem lại khoản lãi lớn nhất/lỗ nhỏ nhất khi thực hiện chiến lược mua trái phiếu đồng thời bán Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ và sau đó đóng vị thế tại ngày đáo
hạn.
CTD là trái phiếu có tỷ lệ Giá thị trường của trái phiếu chuyển giao/CF nhỏ nhất.
Trong đó, Giá thị trường của trái phiếu được lấy từ giá giao dịch trái phiếu tại thị trường cơ sở hoặc giá từ đường cong lợi suất;
Ví dụ, người bán thực hiện nghĩa vụ chuyển giao trái phiếu trong rổ có giá và hệ số chuyển đổi (CF) như sau :
Mã trái phi ếu chuyển gi ao | Gi á yết trái phi ếu (VND) | CF | Tỷ l ệ Gi á trái phi ếu/CF |
TD1621111 | 99.500 | 1,0382 | 95.838 |
TD1621222 | 143.500 | 1,5188 | 94.482 |
TD1621333 | 119.750 | 1,2615 | 94.926 |
Như vậy, trái phiếu TD1621222 có Giá thị trường của trái phiếu chuyển giao/CF thấp nhất và là trái phiếu rẻ nhất để chuyển giao.
Câu 12: T rong trường hợp tôi không muốn nắm vị thế đến khi đáo hạn, tôi có thể làm như thế nào?
Trả lời: Trong trường hợp nhà đầu tư không muốn nắm vị thế đến khi đáo hạn có thể thực hiện đóng vị thế trước hạn (offset).
Cơ chế đóng vị thế như sau :
| | Vị thế |
Ban đầu | NĐT A: mua 50 hợp đồng đáo hạn tháng 9/2018 từ NĐT B | Người mua: NĐT A Người bán: NĐT B |
Khi NĐT thực hiện đóng vị thế | NĐT A muốn offset vị thế mua nên NĐT A bán 50 hợp đồng tháng 9/2018 cho NĐT C | Vị thế ròng của NĐT A lúc này bằng 0 *Sau offset: Người mua: NĐT C Người bán: vẫn là NĐT B |
Câu 13: T hông thường, tỷ lệ HĐT L trái phiếu Chính phủ được thực hiện chuyển giao vật chất là bao nhiêu?
Trả lời: Chỉ 2-3% Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được giữ đến khi đáo hạn để thực hiện thanh toán đáo hạn. Phần lớn các HĐTL trái phiếu chính phủ thường được thanh lý (đóng vị thế trước hạn) trong tháng spot month hoặc được roll- over. Theo nghiên cứu và làm việc với các chuyên gia, tại Nhật Bản, tỷ lệ các hợp đồng tuơng lai trên trái phiếu được roll- over lên đến 99%. Tại thị trường Mỹ, tỷ lệ Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ được nắm giữ đến khi đáo hạn cũng
chỉ khoảng 2,6%.
Câu 14: Roll over là gì?
Roll over có thể hiểu là 1 hình thức đảo nợ, được sử dụng khi nhà đầu tư không muốn thực hiện thanh toán hay đóng
vị thế trước hạn (offset) mà muốn chuyển vị thế nắm giữ của mình sang các tháng đáo hạn xa hơn.
Ví dụ: Nhà đầu tư A mua 50 hợp đồng đáo hạn tháng 3/2019 nhưng không muốn thực hiện thanh toán vào tháng
3/2019 mà muốn thực hiện vào tháng 6/2019, nhà đầu tư A có thể thực hiện đồng thời việc bán 50 hợp đồng đáo hạn tháng
3/2019 và mua 50 hợp đồng đáo hạn tháng 6/2019.